,

Phục hồi đa dạng sinh học là bảo vệ sự sống trên trái đất

Hưởng ứng Năm phục hồi đa dạng sinh học quốc gia - Quảng Nam 2024, chiều ngày 16/3, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh và các thành viên của Bộ TN&MT cùng lãnh đạo tỉnh Quảng Nam, lãnh đạo thành phố Tam Kỳ đã trồng cây và thả cá tại khu vực Sông Đầm, phường An Phú, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.

 

small_20240316-bo-truong-kiem-tra-ddsh-10.jpgBộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh và các thành viên của Bộ TN&MT cùng lãnh đạo tỉnh Quảng Nam, lãnh đạo thành phố Tam Kỳ thả cá tại khu vực Sông Đầm, phường An Phú, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.

Chào mừng sự kiện công bố quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và hưởng ứng Năm phục hồi đa dạng sinh học quốc gia - Quảng Nam 2024 với chủ đề “Chung sống hài hòa với thiên nhiên”, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh và các thành viên của Bộ TN&MT cùng lãnh đạo tỉnh Quảng Nam, lãnh đạo thành phố Tam Kỳ đã trồng 140 cây mù u, cây tràm gió và thả 5000 con cá rô đồng xuống Sông Đầm, phường An Phú, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.

small_20240316-bo-truong-kiem-tra-ddsh-13.jpg

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh trồng cây tại khu vực Sông Đầm, phường An Phú, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.

Sông Đầm có hệ sinh thái độc đáo, đặc sắc; có thảm thực vật và hệ động vật đa dạng, phong phú. Trong đó, với nhiều loại tôm, cá, chim, lau sậy cùng nhiều loài sen, súng hòa quyện, tạo nên bức tranh thiên nhiên nguyên sơ, xinh đẹp và hiếm có ở khu vực Nam Trung Bộ.

Vẻ đẹp nguyên sơ của Bãi sậy Sông Đầm được hình thành bởi các yếu tố hệ thủy sinh, hệ sinh thái mặt nước, hệ sinh thái trên bờ với hệ động thực vật phong phú gắn với cảnh quan thiên nhiên và các giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống; đặc biệt, Sông Đầm gắn liền với Di tích lịch sử cách mạng quốc gia Địa đạo Kỳ Anh.

small_20240316-bo-truong-kiem-tra-ddsh-19.jpg

Vẻ đẹp nguyên sơ của Bãi sậy Sông Đầm được hình thành bởi các yếu tố hệ thủy sinh, hệ sinh thái mặt nước, hệ sinh thái trên bờ với hệ động thực vật phong phú gắn với cảnh quan thiên nhiên.

Sông Đầm có mức độ đa dạng sinh học cao, mang nhiều chức năng và giá trị quan trọng đối với môi trường sinh thái, cảnh quan thiên nhiên. Đây chính là lá phổi xanh của thành phố; có vai trò thích ứng với biến đổi khí hậu. Đặc biệt, đây là khu vực có điều kiện và cần thiết để bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học, hình thành Khu Bảo tồn đa dạng sinh học đất ngập nước gắn với phát triển du lịch sinh thái trải nghiệm trên nền tảng tài nguyên thiên nhiên, văn hoá và cộng đồng bản địa. Chính vì lẽ đó, trong thời gian qua, thành phố Tam Kỳ đã dành nhiều nguồn lực để phục hồi đa dạng sinh học; đầu tư hạ tầng để phát triển du lịch gắn với sinh kế của người dân.

small_20240316-bo-truong-kiem-tra-ddsh-8.jpg

Trao đổi với người dân khu vực Sông Đầm, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cho biết, việc bảo vệ tài nguyên đa dạng sinh học là bảo vệ nguồn sống cho cộng đồng của hôm nay và cho các thế hệ tương lai, mỗi hành động nhỏ đều hướng tới sự sống bền vững thịnh vượng trên trái đất.

Trao đổi với lãnh đạo thành phố Tam Kỳ và người dân khu vực Sông Đầm, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cho biết, việc bảo vệ tài nguyên đa dạng sinh học là bảo vệ nguồn sống cho cộng đồng của hôm nay và cho các thế hệ tương lai, mỗi hành động nhỏ đều hướng tới sự sống bền vững thịnh vượng trên trái đất.

Ngay sau đó, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cùng Đoàn công tác của Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đi kiểm tra tình hình sạt lở ở biển Cửa Đại.

small_20240316-bo-truong-kiem-tra-ddsh-4.jpg

Theo báo cáo, vấn đề xói lở và bồi lấp ở Cửa Đại diễn biến theo mùa, bắt đầu từ năm 2004 đến nay. Quá trình bồi lấp diễn ra vào mùa hè, tuy nhiên lượng cát được bồi vào bãi biển không đáng kể. Trong khi đó, bắt đầu tư tháng 9 trở đi, xói lở lại cuốn đi một lượng cát rất lớn khiến Cửa Đại bị đặt trong tình trạng báo động.

small_20240316-bo-truong-kiem-tra-ddsh-2.jpg

Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ phối hợp cùng với các Bộ. ngành tìm giải pháp và có thể sẽ được thảo luận ở một hội nghị khoa học để đánh giá, lên phương án phù hợp khắc phục xói lở ở bờ biển Hội An.

Về vấn đề này, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ phối hợp cùng với các Bộ, ngành tìm giải pháp và có thể sẽ được thảo luận ở một hội nghị khoa học để đánh giá, từ đó lên phương án phù hợp khắc phục xói lở ở bờ biển Hội An.

Những hình ảnh của Đoàn công tác Bộ Tài nguyên và Môi trường trong sự kiện hưởng ứng Năm phục hồi đa dạng sinh học quốc gia - Quảng Nam 2024 và kiểm tra tình hình sạt lở ở biển Cửa Đại.

small_20240316-bo-truong-kiem-tra-ddsh-17.jpg

small_20240316-bo-truong-kiem-tra-ddsh-16.jpg

small_20240316-bo-truong-kiem-tra-ddsh-14.jpg

small_20240316-bo-truong-kiem-tra-ddsh-13.jpg

small_20240316-bo-truong-kiem-tra-ddsh-15.jpg

small_20240316-bo-truong-kiem-tra-ddsh-12.jpg

small_20240316-bo-truong-kiem-tra-ddsh-10.jpg

small_20240316-bo-truong-kiem-tra-ddsh-9.jpg

small_20240316-bo-truong-kiem-tra-ddsh-.jpg

small_20240316-bo-truong-kiem-tra-ddsh-7.jpg

small_20240316-bo-truong-kiem-tra-ddsh-5.jpg

 

 

 

Theo Cổng TTĐT Bộ Tài nguyên và Môi trường

Tin cùng chuyên mục