,

Indonesia vươn lên trở thành cường quốc năng lượng xanh hàng đầu Đông Nam Á

Indonesia sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào với nhiều tiềm năng trở thành cường quốc năng lượng xanh của Đông Nam Á.

 

Theo ước tính, Indonesia có tiềm năng sản xuất khoảng 400 gigawatt (GW) điện từ nguồn năng lượng tái tạo, một nửa số đó đến từ năng lượng mặt trời. Trong khi đó, thuỷ điện và địa nhiệt sẽ đóng góp thêm lần lượt 75GW và 29GW sản lượng điện cho nước này. Nếu được đầu tư phát triển, Indonesia có khả năng sản xuất đủ lượng điện phục vụ nhu cầu của cả nước trong tương lai. Dù vậy, Indonesia cần theo dõi cẩn thận tốc độ chuyển dịch để đảm bảo quá trình chuyển dịch năng lượng diễn ra công bằng.

Triển vọng đáng khích lệ này cho thấy các cơ hội năng lượng xanh của Indonesia, trong đó năng  lượng tái tạo có thể cung cấp tới 2/3 tổng năng lượng của quốc gia vào năm 2050 - tăng từ mức chỉ 14% hiện nay.

Trung tâm năng lượng của khu vực

Với tiềm năng lớn trong phát triển năng lượng tái tạo và công nghệ thu hồi và lưu giữ carbon (CCS), Indonesia hoàn toàn có khả năng đáp ứng nhu cầu năng lượng xanh nội địa và vươn lên trở thành trung tâm khu vực để thúc đẩy quá trình khử cacbon ở Đông Nam Á.

Vị trí địa lý chiến lược cho phép kết nối với các quốc gia lân cận thông qua mạng lưới năng lượng hiện có và mới nổi, được hỗ trợ bởi các cam kết của chính phủ nhằm thúc đẩy năng lượng tái tạo, là Indonesia có thể cung cấp một nền tảng để đẩy nhanh quá trình khử cacbon cho các nước láng giềng.

Tiềm năng này phù hợp với cam kết của Indonesia về việc tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo trong cơ cấu năng lượng quốc gia. Qua đó, giúp Indonesia trở thành quốc gia dẫn đầu trong bối cảnh năng lượng xanh của Đông Nam Á.

Để phát triển tiềm năng năng lượng xanh, Indonesia cần đảm bảo việc nhanh chóng chuyển đổi sang sử dụng năng lượng tái tạo, ban hành các chính sách phù hợp, phát triển cơ sở hạ tầng và nâng cao năng lực trong chuỗi cung ứng, qua đó thúc đẩy sản xuất năng lượng tái tạo vào công nghệ CCS.

Một bước đi quan trọng đánh dấu sự phát triển của Indonesia là việc Singapore nhập khẩu 2GW electron xanh từ Indonesia. Thoả thuận này, được ký kết vào tháng 1/2022 và tháng 3/2023, khẳng định cam kết giữa 2 nước nhằm  tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động mua bán và kết nối điện xuyên biên giới, thúc đẩy đầu tư vào phát triển các ngành sản xuất năng lượng tái tạo. Xuất khẩu electron xanh cũng mang lại cơ hội khởi động chuỗi giá trị năng lượng tái tạo trong nước cho Indonesia.

Phát triển năng lực sản xuất năng lượng tái tạo cũng có thể đảm bảo an ninh năng lượng cho Indonesia về lâu dài.

Dù có tiềm năng lớn nhưng để hiện thực hóa tham vọng trở thành cường quốc năng lượng xanh trong khu vực,  Indonesia phải có những hành động táo bạo và có sự can thiệp bằng chính sách dựa theo cung và cầu, hỗ trợ cơ sở hạ tầng và hợp tác với các bên liên quan.

Indonesia có nhiều tiềm năng trở thành trung tâm năng lượng tái tạo mới của Đông Nam Á. (Ảnh: Jakarta Post)

Đẩy nhanh ứng dụng công nghệ năng lượng tái tạo

Xây dựng chính sách đẩy nhanh ứng dụng và tăng cường nhu cầu về năng lượng tái tạo là một những nhưng yêu cầu đầu tiên cần làm.

Các quốc gia khác đã đưa ra các chính sách ưu đãi và trợ cấp để thúc đẩy ứng dụng công nghệ năng lượng tái tạo. Như tại Mỹ, tín dụng Thuế Đầu tư (ITC) đã trở thành một công cụ hỗ trợ giảm nghĩa vụ thuế thu nhập liên bang đối với một phần hệ thống năng lượng mặt trời. ITC cho phép nước sở tại và doanh nghiệp khấu trừ một phần chi phí lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời từ thuế liên bang.

Tại Ấn Độ, chính phủ cũng ban hành nhiều khoản trợ cấp và ưu đãi cho việc lắp đặt các tấm pin mặt trời trong khuôn khổ Nhiệm vụ Năng lượng Mặt trời Quốc gia. Các ưu đãi bao gồm trợ cấp vốn và giảm giá, cũng như lợi ích về thuế cho cả việc lắp đặt trong  khu dân cư và thương mại.

Bên cạnh đó, việc thiết lập các tiêu chuẩn năng lượng sạch hoặc tiêu chuẩn danh mục đầu tư tái tạo trong trung hạn, yêu cầu các công ty sử dụng một phần năng lượng nhất định từ các nguồn tái tạo, cũng sẽ đẩy nhanh hơn nữa việc ứng dụng công nghệ tái tạo ở thị trường nội địa.

Đảm bảo đầu tư vào năng lượng xanh

Đối với Indonesia, để đảm bảo đầu tư vào năng lượng xanh, điều quan trọng là phải tạo ra một môi trường kinh tế hấp dẫn cho các nhà đầu tư và nhà điều hành. Các khoản hỗ trợ của chính phủ, dưới hình thức ưu đãi thuế cho các nhà sản xuất và nhà phát triển, cũng như trợ cấp và tài trợ cho nghiên cứu và phát triển (R&D), đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy năng lượng tái tạo. Trong đó, những chính sách phù hợp có thể  đóng vai trò đòn bẩy để thu hút đầu tư. Các mức thuế, phí năng lượng có thể được cân nhắc để đảm bảo lợi nhuận đầu tư hấp dẫn cho các nhà phát triển điện, khuyến khích họ tham gia vào quá trình chuyển dịch năng lượng.

Vấn đề thứ 2 là cần đảm bảo thị trường minh bạch và chính sách ổn định. Một chính sách cụ thể, rõ ràng, đóng vai trò rất quan trọng, giúp tạo niềm tin cho các nhà đầu tư. Việc cung cấp những dữ liệu minh bạch, dễ tiếp cận sẽ khuyến khích các nhà đầu tư đưa ra quyết định phù hợp và giảm thiểu rủi ro.

Đồng thời, Indonesia cũng cần tăng cường năng lực, cơ sở hạ tầng và thúc đẩy hợp tác khu vực để đẩy nhanh quá trình phát triển như một trung tâm năng lượng xanh.

Trong đó, điều cần làm là tăng cường và nâng cấp lưới điện sinh hoạt để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của các nguồn năng lượng tái tạo.  Các nỗ lực này bao gồm đầu tư vào công nghệ lưới điện thông minh, tăng cường sự ổn định của lưới điện và cải thiện khả năng lưu trữ năng lượng.

Phát triển năng lực mở rộng trong công nghệ xanh cũng là một vấn đề then chốt, đặc biệt đối với các công nghệ mới nổi như hydro xanh và CCS. Theo đó, chính phủ có thể phân bổ kinh phí cho các hoạt động nghiên cứu  R&D để hỗ trợ quá trình chuyển đổi. Đồng thời, cần thiết lập các chính sách nhất quán giữa cung, cầu và cơ sở hạ tầng để đảm bảo tăng tốc phát triển năng lực trong chuỗi giá trị xanh.

Ngoài ra, việc thúc đẩy phát triển thị trường carbon của Indonesia và thực hiện thuế carbon phù hợp cũng rất quan trọng để đẩy nhanh sự phát triển của hệ sinh thái xanh và khai thác các nguồn tài trợ tiềm năng lớn.

 Cuối cùng, hợp tác khu vực là điều không thể thiếu để kết nối khu vựcĐông Nam Á. Quan hệ đối tác là chìa khóa để thúc đẩy các thỏa thuận mua bán điện, triển khai cơ sở hạ tầng và các yêu cầu cấp phép khác. Trong đó, Lưới điện ASEAN là một sáng kiến quan trọng nhằm xây dựng kết nối năng lượng khu vực giữa các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, qua đó tạo điều kiện cho hoạt động buôn bán điện xuyên biên giới.

Theo Cổng TTĐT Bộ Tài nguyên và Môi trường

Tin cùng chuyên mục