,

Truyền thông hiệu quả đóng góp tích cực vào thành công của việc tổng kết Luật Đất đai đai 2013 và sửa đổi Luật Đất đai

Nhấn mạnh vai trò của công tác truyền thông, Thứ trưởng Lê Minh Ngân chỉ đạo, cần có bước đi, lộ trình phù hợp với từng nhóm đối tượng để công tác truyền thông đạt hiệu quả cao, đóng góp tích cực vào thành công của việc tổng kết Luật Đất đai đai 2013 và sửa đổi Luật Đất đai.

Toàn cảnh cuộc họp

Sáng 27/7, Thứ trưởng Lê Minh Ngân đã có buổi làm việc trực tuyến với một số đơn vị trực thuộc Bộ để nghe báo cáo về công tác truyền thông về tổng kết thi hành Luật Đất đai và xây dựng dự án Luật Đất đai (sửa đổi).

Tham dự có đại diện lãnh đạo Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường; Tổng cục Quản lý đất đai; các Vụ: Thi đua khen thưởng và Tuyên truyền, Pháp chế, Tổ chức cán bộ, Hợp tác quốc tế; đại diện lãnh đạo các đơn vị: Viện Chiến lược chính sách tài nguyên và môi trường, Báo Tài nguyên và Môi trường; Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Bộ.

Báo cáo tại cuộc họp, ông Nguyễn Việt Dũng, Giám đốc Trung tâm Truyền thông TN&MT cho biết, tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Thứ trưởng Lê Minh Ngân và các ý kiến góp ý của các đơn vị, Trung tâm đã phối hợp với Báo TN&MT, Tạp chí TN&MT và Vụ Thi đua, Khen thưởng và Tuyên truyền hoàn thành Dự thảo Kế hoạch truyền thông tổng kết thi hành Luật Đất đai và xây dựng Luật Đất đai sửa đổi.

Theo dự thảo, mục tiêu của Kế hoạch là xác định đầy đủ các nội dung và các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm chủ trì, phối hợp thực hiện nhằm truyền thông có hiệu quả kết quả tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW Hội nghị Trung ương 6 Khóa XI, tổng kết thi hành Luật Đất đai 2013 và các nội dung của dự án Luật Đất đai (sửa đổi).

Trên cơ sở đó, triển khai đồng bộ, thống nhất các hoạt động truyền thông; cung cấp, tiếp nhận thông tin phản hồi về các nội dung tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW Hội nghị Trung ương 6 Khóa XI, tổng kết thi hành Luật Đất đai 2013 và các nội dung của dự án Luật Đất đai (sửa đổi); dự báo, nắm bắt, phòng ngừa và xử lý các sự cố truyền thông có liên quan đến các nội dung sửa đổi của Luật Đất đai. Đồng thời tạo sự chuyển biến về nhận thức, ý thức, hành động và sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị, doanh nghiệp và người dân về kết quả tổng kết định hướng chính sách, pháp luật về đất đai của Đảng, pháp luật của nhà nước.

Nội dung sẽ tập trung thông tin, truyền thông về kết quả tổng kết tình hình thực hiện Nghị quyết 19-NQ/TW và tổng kết thi hành Luật Đất đai 2013; các mâu thuẫn chồng chéo giữa các Luật khác với Luật Đất đai; các quan điểm, định hướng đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai và các nội dung của Luật Đất đai (sửa đổi), với các chuyên đề chuyên sâu.

Các đối tượng sẽ được thông tin, truyền thông gồm cả hệ thống chính trị; các cơ quan thông tấn, báo chí từ trung ương đến địa phương; các chuyên gia, nhà khoa học, luật gia, người có ảnh hưởng trong xã hội, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức quốc tế; Hiệp hội doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp chịu ảnh hướng trực tiếp từ các chính sách, pháp luật về đất đai; quần chúng nhân dân, cộng đồng dân cư.

Theo Dự thảo, kế hoạch truyền thông dự kiến gồm 3 giai đoạn: (i) Giai đoạn 1, từ tháng 7 đến tháng 12/2021 sẽ tập trung truyền thông, cung cấp thông tin về quá trình tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 19-NQ/TW và 08 năm triển khai Luật Đất đai; những thuận lợi, khó khăn, tồn tại trong quá trình triển khai pháp luật về quản lý đất đai; các định hướng đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai. (ii) Giai đoạn 2, từ tháng 01/2022 đến khi Luật Đất đai được Quốc hội thông qua. Giai đoạn này đây mạnh tổ chức các hoạt động truyền thông, hội nghị, tọa đàm cung cấp thông tin và lấy ý kiến các đại biểu quốc hội, các bộ, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, các nhà khoa học, các chuyên gia, các luật gia, cộng đồng, doanh nghiệp, các cơ quan báo chí, truyền thông… về các nội dung sửa đổi Luật Đất đai. Đồng thời truyền thông quá trình xây dựng dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi); quá trình tham vấn, lấy ý kiến các nhà khoa học, chuyên gia, cộng đồng để hoàn thiện dự thảo Luật trình lấy ý kiến Quốc hội; truyền thông chính sách, tạo sự đồng thuận của xã hội về các nội dung sửa đổi Luật Đất đai; truyền thông chuyên đề chuyên sâu về những nội dung sửa đổi Luật Đất đai thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các trang tin điện tử, trang mạng xã hội (fanpage, youtube, lotus, zalo)….; Phố biến, quán triệt các nội dung sửa đổi của Luật Đất đai đến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và cộng đồng trên cả nước. (iii) Giai đoạn 3, từ thời điểm Luật được thông qua đến tháng 12/2023 (trước khi Luật Đất đai sửa đổi có hiệu lực), tập trung  tổ chức các hoạt động truyền thông, hội nghị, tọa đàm cung cấp thông tin trọng tâm của Luật Đất đai sửa đổi đến các bộ, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, các nhà khoa học, các chuyên gia, các luật gia, cộng đồng, doanh nghiệp, các cơ quan báo chí, truyền thông….; Đồng thời truyền thông tạo sự đồng thuận của cán bộ, nhân dân và cộng đồng xã hội đối với Luật Đất đai sửa đổi đã được thông qua (trước khi Luật có hiệu lực).

Để thực hiện các nội dung công việc nêu trên, Bộ TN&MT sẽ tổ chức tọa đàm trao đổi, tham vấn và cung cấp thông tin, tư liệu trực tiếp cho các cơ quan thông tấn, báo chí, các nhóm phóng viên để hình thành các đợt truyền thông trọng điểm trên các phương tiện truyền thông đại chúng; phối hợp với các cơ quan truyền thông đại chúng truyền thông về kết quả tổng kết Nghị quyết 19-NQ/TW, kết quả tổng kết thi hành Luật Đất đai và các nội dung sửa đổi trọng tâm của Luật Đất đai; tổ chức các đoàn thực tế báo chí tìm hiểu và truyền thông các nội dung của dự án Luật Đất đai (sửa đổi).

Bên cạnh kênh thông tin báo chí, Bộ cũng sẽ đẩy mạnh truyền thông, cung cấp thông tin về các nội dung sửa đổi của Luật Đất đai tới các Đại biểu Quốc hội; tăng cường cung cấp, phố biến và tạo sự đồng thuận của các tổ chức chính trị - xã hội, chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, các hiệp hội doanh nghiệp, hội luật sư, các doanh nghiệp, KOLs, quần chúng nhân dân và cộng đồng dân cư về các nội dung sửa đổi của Luật Đất đai.

Ngoài ra, cũng sẽ tổ chức sản xuất các ấn phẩm truyền thông (tin, bài, phim, phóng sự, infographic,...), thành lập, vận hành chuyên trang, thực hiện các tin, bài, phóng sự tuyên truyền về các nội dung tổng kết Nghị quyết 19-NQ/TW và các định hướng, nội dung trọng tâm sửa đổi Luật Đất đai trên Báo Tài nguyên và Môi trường, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, Cổng Thông tin điện tử Bộ và các ấn phẩm có liên quan….

Tại buổi làm việc, các đại biểu cơ bản nhất trí với dự thảo Kế hoạch, đồng thời đề xuất, góp ý hoàn thiện về các nội dung như tăng cường phối hợp với các cơ quan nhà nước, các cơ quan truyền thông; huy động các nguồn lực của các tổ chức quốc tế; xử lý khủng hoảng truyền thông… nhằm nâng cao hiệu quả công tác truyền thông.

Phát biểu tại chỉ đạo tại cuộc họp, Thứ trưởng Lê Minh Ngân nhấn mạnh, công tác truyền thông đóng vai trò rất quan trọng trong tuyên truyền tổng kết thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI và tổng kết thi hành Luật Đất đai và sửa đổi Luật Đất đai. Vì vậy Kế hoạch cần bám sát các chủ trương, định hướng, giải pháp mới, phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đã được xác định tại Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng. Truyền thông sẽ góp phần định hướng dư luận, tạo sự đồng thuận trong nhân dân và trong các tầng lớp xã hội về sửa đổi Luật Đất đai.

Đánh giá cao sự chủ động tích cực của đơn vị soạn thảo; các ý kiến góp ý sâu sắc, gợi mở mang tính thực tiễn cao, Thứ trưởng đề nghị Trung tâm Truyền thông TN&MT tiếp tục tiếp thu, chỉnh sửa, hoàn thiện dự thảo Kế hoạch, trình lãnh đạo Bộ.

Bên cạnh đó, Thứ trưởng cũng lưu ý cần có bước đi, lộ trình phù hợp với từng nhóm đối tượng để công tác truyền thông đạt hiệu quả cao, đóng góp tích cực vào thành công của việc tổng kết Luật Đất đai đai 2013 và sửa đổi Luật Đất đai.

Theo: http://www.monre.gov.vn/

Tin cùng chuyên mục