,

LHQ sẵn sàng hỗ trợ Đông Nam Á đối phó lũ lụt

Ngày 18/10, Liên hợp quốc đã bày tỏ quan ngại sâu sắc đối với tình trạng lũ lụt nghiêm trọng ở Thái Lan, Campuchia và Việt Nam và cho biết sẵn sàng hỗ trợ các nước đối phó với thảm họa đã cướp đi sinh mạng của hàng trăm người và gây thiệt hại nặng nề về vật chất.Phát biểu tại Geneva, Thụy Sĩ, bà Elisabeth Byrs - người phát ngôn của Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc (OCHA), cho biết một đội Phối hợp và đánh giá thảm họa của Liên hợp quốc (UNDAC) đã sẵn sàng để triển khai ở các nước bị ảnh hưởng nếu được yêu cầu.

Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) cũng đã đề nghị hỗ trợ Chính phủThái Lan trong việc đối phó với tình trạng lũ lụt đã làm trên 280 người chết, vàảnh hưởng đến cuộc sống của hơn 2 triệu người kể từ tháng Bảy đến nay. Trên 80% trong số 76 tỉnh của Thái Lan đã bị ảnh hưởng với trên 900 nhà máy công nghiệp và nông trại bị ngập.

Bà Elisabeth cũng cho biết Liên hợp quốc đã thường xuyên liên lạc với chính quyền, trong đó có Bộ phòng chống và giảm nhẹ thiên tai tại Thái Lan và đang theo dõi những ảnh hưởng về nhân đạo và phát triển của đợt lũ lụt này.

Theo thông tin của cơ quan thủy lợi Thái Lan, hiện tại 11 trong tổng số 26đập chính của nước này đã phải giữ lượng nước lớn hơn so với thiết kế, trong khi các đập còn lại cũng đã tích từ 82-99% khả năng, nên lượng nước vượt quá khảnăng tích giữ của các đập cần được xả và điều này sẽ dẫn đến việc phải sơ tán thêm nhiều người dân ở vùng hạ lưu.

UNDP đã nâng khả năng hỗ trợ cho nhân dân Thái Lan khi đặt dự trữ các nguồn tài chính và kỹ thuật khẩn cấp, đồng thời tiếp tục làm việc với Chính phủ Thái Lan để hỗ trợ quốc gia này phục hồi dài hạn.

Cuối tuần qua, Phó Tổng thư ký Liên hợp quốc phụ trách vấn đề nhân đạo, bà Valerie Amos cũng đã cảnh báo thảm họa lũ lụt tại Đông Nam Á có thể tiếp tục xấuđi khi mực nước sông tiếp tục dâng lên và mưa lớn vẫn còn.

Bà Valerie Amos cũng cho biết khoảng 700 người đã thiệt mạng tại Campuchia và Thái Lan, trong khi đó thì tại Lào, Philippines và Việt Nam, nhà cửa, mùa màng và hệ thống cơ sở hạ tầng quan trọng đã bị phá hủy. Cuộc sống của hàng triệu người dân ở các khu vực thấp vẫn có nguy cơ bị ảnh hưởng hơn nữa./.

VEA

Tin cùng chuyên mục