* Dư luận cho rằng Luật Đất đai năm 2003 còn nhiều kẽ hở, chưa đáp ứng được công tác quản lý Nhà nước về đất đai, cũng như chưa đảm bảo được quyền lợi của người dân. Vậy Luật Đất đai năm 2003 về cơ bản có được gì và còn thiếu gì, thưa Thứ trưởng?
Thứ trưởng Nguyễn Mạnh Hiển:
Sau gần 10 năm thi hành, Luật Đất đai năm 2003 đã phục vụ sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, ổn định chính trị, đảm bảo an sinh xã hội, an ninh lương thực quốc gia và bảo vệ môi trường... Các quyền của người sử dụng đất được mở rộng và được Nhà nước bảo đảm thực hiện đã làm cho người sử dụng đất gắn bó hơn với đất đai, yên tâm đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh. Thị trường bất động sản trong đó có quyền sử dụng đất đã tạo lập được cơ chế hoạt động, phát triển tương đối đồng bộ; chính sách tài chính đất đai từng bước hoàn thiện theo hướng tiếp cận cơ chế thị trường, đã huy động được nguồn vốn xã hội, thu hút đầu tư cho phát triển, đưa đất đai trở thành nguồn lực, nguồn vốn để phát triển đất nước. Công tác quản lý Nhà nước về đất đai đã có nhiều chuyển biến.
Tuy nhiên, quá trình tổng kết cũng chỉ ra những hạn chế trong công tác quản lý Nhà nước, như: Chất lượng quy hoạch sử dụng đất chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là chưa có tầm nhìn xa trong dự báo, chưa đồng bộ và đảm bảo tính kết nối liên vùng. Việc lập, tổ chức triển khai và giám sát thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa được quan tâm đúng mức; việc phân cấp trong quản lý quy hoạch còn bất cập. Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, xác định giá đất, hỗ trợ, tái định cư còn nhiều khó khăn, bất cập. Lợi ích của Nhà nước và người dân có đất bị thu hồi chưa được bảo đảm tương xứng. Nguồn lực về đất đai chưa được phát huy đầy đủ để trở thành nội lực quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Thị trường bất động sản phát triển không ổn định, thiếu lành mạnh, giao dịch "ngầm" còn khá phổ biến. Tình hình khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai vẫn còn diễn biến phức tạp.
* Được biết, việc sửa đổi lần này tập trung vào các nội dung như quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; bồi thường hỗ trợ và tái định cư đăng ký đất đai; tài chính đất đai. Xin Thứ trưởng cho biết những vấn đề này sẽ được sửa đổi như thế nào?
Thứ trưởng Nguyễn Mạnh Hiển: Việc sửa đổi Luật Đất đai lần này là khá toàn diện trong đó làm rõ quyền của Nhà nước, đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý đối với đất đai.
Về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất sửa đổi theo hướng quy định rõ vai trò của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; bổ sung và lồng ghép nội dung quy hoạch sử dụng đất của các vùng kinh tế - xã hội vào quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia để tăng tính liên kết liên giữa các tỉnh, liên kết vùng; lồng ghép nội dung quy hoạch sử dụng đất chi tiết ở cấp xã vào quy hoạch sử dụng đất cấp huyện nhằm nâng cao chất lượng và rút ngắn thời gian hoàn thành việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Bổ sung quy định về tổ chức hoạt động tư vấn quy hoạch sử dụng đất nhằm chuyên nghiệp hóa việc lập quy hoạch, nâng cao chất lượng và tính khả thi của quy hoạch sử dụng đất.
Sửa đổi các quy định về thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất theo hướng: Nhà nước chủ động thu hồi đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố; tổ chức việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để tạo quỹ đất “sạch”, sau đó, giao đất, cho thuê đất để sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng hoặc đưa ra đấu giá quyền sử dụng đất để thực hiện các dự án đầu tư phát triển kinh tế- xã hội. Làm rõ hơn căn cứ để thu hồi đối với trường hợp thu hồi đất. Bổ sung quy định khi xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội, chỉnh trang đô thị cần phải quy hoạch và tổ chức thu hồi cả phần diện tích đất bên cạnh công trình kết cấu hạ tầng, vùng phụ cận để tạo nguồn lực từ đất đai đầu tư cho các công trình này và hỗ trợ người có đất bị thu hồi. Thu hẹp đối tượng được giao đất không thu tiền sử dụng đất, chỉ giao đất có thu tiền sử dụng đất đối với đất ở (kể cả đất ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân và đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc bán kết hợp cho thuê của nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Việc giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế có mục đích kinh doanh chủ yếu thực hiện thông qua đấu giá quyền sử dụng đất.
Về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất: làm rõ nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất nếu có đủ kiện quy định thì được bồi thường bằng việc giao đất mới có cùng mục đích sử dụng với loại đất bị thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền. Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất thì ngoài việc được bồi thường còn được xem xét hỗ trợ nhằm tổ chức lại sản xuất và bảo đảm đời sống. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất ở mà phải di chuyển chỗ ở thì được bố trí tái định cư, ưu tiên bố trí tái định cư tại chỗ. Nhà nước điều tiết một phần nguồn thu từ đất để thực hiện việc hỗ trợ cho người có đất bị thu hồi. Bổ sung và làm rõ những trường hợp được Nhà nước bồi thường và không được bồi thường về đất, tài sản gắn liền với đất; quy định cụ thể về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp, đất ở và đất phi nông nghiệp không phải là đất ở. Bổ sung quy định về bồi thường do bị hạn chế khả năng sử dụng đất. Có chế tài mạnh để xử lý đối với trường hợp vi phạm pháp luật đất đai theo hướng không bồi thường giá trị sử dụng đất còn lại, tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất. Bổ sung quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trong quá trình giải quyết khiếu nại có liên quan đến giá đất tính bồi thường thì người có đất bị thu hồi có quyền mời tư vấn giá đất độc lập để tham vấn ý kiến; cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải thành lập Hội đồng tư vấn về giá đất hoặc trưng cầu thẩm định giá đất trong quá trình giải quyết khiếu nại.
|
Về đăng ký đất đai, quy định đăng ký đất đai bắt buộc đối với người sử dụng đất, làm rõ trách nhiệm thực hiện đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Sửa đổi quy định về thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo hướng chuyển từ thẩm quyền chung của UBND cấp tỉnh, cấp huyện sang thẩm quyền riêng của Chủ tịch UBND, đồng thời quy định đối với địa phương đã hoàn thành việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai thì Chủ tịch UBND cấp tỉnh có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho tất cả các trường hợp.
Về tài chính đất đai và giá đất, sửa đổi quy định nguyên tắc định giá đất, giao Chính phủ quy định khung giá các loại đất, khi giá đất trên thị trường có biến động lớn thì điều chỉnh cho phù hợp. Căn cứ nguyên tắc, phương pháp định giá đất, khung giá các loại đất và giá đất của khu vực giáp ranh giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, UBND cấp tỉnh xây dựng bảng giá đất tại địa phương, khi giá đất trên thị trường có sự thay đổi lớn thì UBND cấp tỉnh điều chỉnh bảng giá đất cho phù hợp, trường hợp chưa kịp điều chỉnh thì UBND cấp tỉnh quyết định giá đất cụ thể để áp dụng. Bỏ quy định công bố bảng giá đất vào ngày 1 tháng 1 hàng năm. Bổ sung quy định về định giá đất tại khu vực giáp ranh giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo hướng giao cơ quan có trách nhiệm xây dựng khung giá đất xác định phạm vi, giá đất của khu vực giáp ranh giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để làm cơ sở cho các địa phương ban hành giá đất. Quy định UBND cấp tỉnh lập Quỹ phát triển đất trên cơ sở huy động nguồn thu từ đất và huy động từ các nguồn vốn khác để ứng vốn thực hiện việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; tạo quỹ đất “sạch” của Nhà nước sau khi quy hoạch đã được công bố, công khai và đầu tư phát triển hạ tầng để đấu giá quyền sử dụng đất.
* Mới đây thảo luận về Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi, nhiều thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hôi cho rằng Ban soạn thảo đề xuất sửa đổi quy định "sát giá thị trường" thành "phù hợp thị trường" là còn rất mơ hồ. Vậy Luật sẽ sửa đổi như thế nào để giải thích các quy định về giá, thưa Thứ trưởng?
Thứ trưởng Nguyễn Mạnh Hiển: Nguyên tắc xác định giá đất vẫn cần phù hợp với giá các giao dịch thành công trên thị trường để giảm thất thu cho ngân sách và đảm bảo quyền lợi cho người có đất bị thu hồi. Tuy nhiên, do quy định "sát giá chuyển nhượng trên thị trường" gặp vướng mắc trong thực tế triển khai do không định lượng được thế nào là "sát" giá thị trường. Do vậy, trong dự thảo Luật trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã sửa đổi theo nguyên tắc Nhà nước xác định giá đất theo nguyên tắc phù hợp với giá thị trường đồng thời giao cho Chính phủ ban hành các phương pháp định giá đất.
Về tài chính đất đai và giá đất, sửa đổi quy định nguyên tắc định giá đất, giao Chính phủ quy định khung giá các loại đất, khi giá đất trên thị trường có biến động lớn thì điều chỉnh cho phù hợp. Căn cứ nguyên tắc, phương pháp định giá đất, khung giá các loại đất và giá đất của khu vực giáp ranh giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, UBND cấp tỉnh xây dựng bảng giá đất tại địa phương, khi giá đất trên thị trường có sự thay đổi lớn thì UBND cấp tỉnh điều chỉnh bảng giá đất cho phù hợp, trường hợp chưa kịp điều chỉnh thì UBND cấp tỉnh quyết định giá đất cụ thể để áp dụng. Bỏ quy định công bố bảng giá đất vào ngày 1 tháng 1 hàng năm. Bổ sung quy định về định giá đất tại khu vực giáp ranh giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo hướng giao cơ quan có trách nhiệm xây dựng khung giá đất xác định phạm vi, giá đất của khu vực giáp ranh giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để làm cơ sở cho các địa phương ban hành giá đất. Quy định UBND cấp tỉnh lập Quỹ phát triển đất trên cơ sở huy động nguồn thu từ đất và huy động từ các nguồn vốn khác để ứng vốn thực hiện việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; tạo quỹ đất “sạch” của Nhà nước sau khi quy hoạch đã được công bố, công khai và đầu tư phát triển hạ tầng để đấu giá quyền sử dụng đất.
* Mới đây thảo luận về Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi, nhiều thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hôi cho rằng Ban soạn thảo đề xuất sửa đổi quy định "sát giá thị trường" thành "phù hợp thị trường" là còn rất mơ hồ. Vậy Luật sẽ sửa đổi như thế nào để giải thích các quy định về giá, thưa Thứ trưởng?
Thứ trưởng Nguyễn Mạnh Hiển: Nguyên tắc xác định giá đất vẫn cần phù hợp với giá các giao dịch thành công trên thị trường để giảm thất thu cho ngân sách và đảm bảo quyền lợi cho người có đất bị thu hồi. Tuy nhiên, do quy định "sát giá chuyển nhượng trên thị trường" gặp vướng mắc trong thực tế triển khai do không định lượng được thế nào là "sát" giá thị trường. Do vậy, trong dự thảo Luật trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã sửa đổi theo nguyên tắc Nhà nước xác định giá đất theo nguyên tắc phù hợp với giá thị trường đồng thời giao cho Chính phủ ban hành các phương pháp định giá đất.
Sau khi có ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện dự thảo Luật, trong đó có vấn đề định giá đất.
* Trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!