,

Ứng dụng công nghệ giám sát ảnh hưởng BĐKH

Trong bối cảnh mạng lưới đo đạc, quan trắc tại Việt Nam nói riêng, khu vực ĐBSCL nói riêng còn hạn chế, những thông tin thu thập để theo dõi và đánh giá diễn biến BĐKH cũng như tác động của nó sẽ không toàn diện và kịp thời.

Trong khi đó, hệ thống vệ tinh quan sát Trái đất trong những thập kỷ gần đây đã chứng tỏ những ưu thế vượt trội của độ bao phủ và độ phân giải không gian và thời gian, cung cấp những thông tin hữu ích một cách đồng nhất để giám sát, nghiên cứu khí quyển Trái đất, đặc biệt, theo dõi và nghiên cứu BĐKH ở quy mô toàn cầu cũng như khu vực. Qua quan trắc vệ tinh cho thấy, nhiệt độ và lượng mưa là hai yếu tố cơ bản nhất để mô tả điều kiện khí hậu của một khu vực. Trong điều kiện BĐKH toàn cầu với những biểu hiện tăng nhanh nền nhiệt độ (trung bình tăng khoảng 0,12 độ C một thập kỷ) tại Việt Nam cũng ghi nhận những biểu hiện bất thường của mưa và nhiệt độ trên phạm vi cả nước.

Quan trọng hơn, qua giám sát bằng hình ảnh viễn thám cho thấy, những diễn biến bất thường của thời tiết và các hiện tượng cực đoan như: Bão có xu hướng mạnh lên, hạn hán xuất hiện thường xuyên hơn trong mùa khô, mưa cực đoan tăng giảm khác nhau ở phía Bắc và phía Nam, làm cho việc dự báo càng có nhiều sai số, dẫn đến nhiều thách thức trong công tác lập kế hoạch sản xuất và ứng phó thiên tai.

Với số liệu mưa vệ tinh GSMaP nhiều năm gần đây, các nhà khoa học phân tích mùa mưa ở vùng khí hậu Nam Bộ kéo dài từ tháng 5 - 11, trung bình có khoảng 4 - 4,5 ngày đạt ngưỡng mua to. Vùng mưa lớn thường tập trung ở phía Tây Nam, khu vực Cà Mau, Kiên Giang và một phần Bạc Liêu; khu vực An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Vình Long thường có lượng mưa thấp nhất...

Hoặc với các hình ảnh từ Landsat cho khu vực ven biển cho thấy, sự thay đổi rõ rệt của nhiễm mặn ở các tỉnh Trà Vinh, Bến Tre, Sóc Trăng. Các tính toán theo 5 ngưỡng giá trị từ thấp đến cao cho riêng từng tỉnh khẳng định chỉ số nhiễm mặn khá cao, vượt ngưỡng 7,8 độ mặn, tăng mạnh trong 2 năm trở lại đây.

Trên cơ sở các kết quả nêu trên, các nhà khoa học thuộc Trung tâm Vệ tinh Quốc gia và Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đề xuất sử dụng một số dữ liệu viễn thám như GSMap, MODIS… giám sát diễn biến và ảnh hưởng của BĐKH đến khu vực ĐBSCL.

Monre

Tin cùng chuyên mục