,

Tìm công nghệ giảm khí gây hiệu ứng nhà kính trong chăn nuôi

Một hội thảo nhằm đánh giá công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi vừa được Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức tại Phú Thọ, thu hút sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý trong lĩnh vực chăn nuôi tại 25 tỉnh, thành phía Bắc.

Theo ông Đường Công Hoàn, Phó trưởng phòng Môi trường chăn nuôi (Cục Chăn nuôi), ngành chăn nuôi thải thuộc nhóm khí gây hiệu ứng nhà kính bởi các hoạt động hô hấp và tiêu hoá của vật nuôi, ủ phân, chế biến thức ăn chăn nuôi đều có nguy cơ gây phát sinh hiệu ứng.

Nếu ứng dụng các công nghệ để sản xuất phân hữu cơ từ phân chuồng, ngành chăn nuôi có thể thu về hàng trăm triệu USD từ nguồn nguyên liệu gây ô nhiễm môi trường này.

Hiện nay, trên thị trường đã xuất hiện một số loại máy ép phân gia súc. Chức năng chủ yếu của máy là tách chất thải rắn từ hỗn hợp chất thải chăn nuôi, đặc biệt là chất thải chăn nuôi lợn. Nhờ quá trình tách này, việc xử lý riêng biệt chất thải rắn và chất thải lỏng sẽ hiệu quả và nhanh chóng.

Còn theo TS. Nguyễn Thế Hinh, Giám đốc Ban quản lý Dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp Trung ương,  nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường chăn nuôi ở Việt Nam là do sử dụng nhiều nước để làm vệ sinh và làm mát cho gia súc dẫn đến chất thải lỏng khó thu gom, dẫn đến việc xả ra môi trường.

Các nghiên cứu khoa học và thực tiễn đã khẳng định, sử dụng nước thải sau hầm biogas tưới cho cây trồng rất tốt, cây sinh trưởng khoẻ, cho năng suất, chất lượng cao và giảm chi phí đầu tư cho phân bón hữu cơ. Các trang trại chăn nuôi cần phải có diện tích trồng trọt hoặc liên kết với các trang trại trồng trọt lân cận để sử dụng hết nước thải chăn nuôi, nước thải sau biogas cho tưới vườn.

Monre

Tin cùng chuyên mục