Tới dự Lễ kỷ niệm và chia vui với ngành có các đồng chí: Trần Đức Lương, nguyên Uỷ viên Bộ chính trị, nguyên Chủ tịch nước; Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; Phạm Khôi Nguyên, Ủy viên Trung Đảng, Bộ trưởng Bộ TN&MT; Mai Ái Trực, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ TN&MT; Nguyễn Xuân Cường, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Cạn cùng các Thứ trưởng Nguyễn Văn Đức, Nguyễn Mạnh Hiển, Trần Hồng Hà, Chu Phạm Ngọc Hiển, Nguyễn Linh Ngọc, Bùi Cách Tuyến và đại điện các Bộ, ngành, Sở TN&MT các tỉnh, thành phố cả nước...
Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Thứ trưởng Nguyễn Linh Ngọc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Bộ TN& MT, sự hợp tác của các ngành và bạn bè quốc tế đã giúp ngành Địa chất vượt qua mọi gian khó trong suốt 65 năm qua, trở thành ngành mũi nhọn quan trọng đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Phát huy truyền thống, ngành Địa chất tiếp tục phấn đấu tìm kiếm nhiều tài nguyên khoáng sản cho đất nước.
Báo cáo của Cục trưởng Cục ĐC & KSVN Nguyễn Văn Thuấn đã nêu lên quá trình hình thành và phát triển của ngành Địa chất VN 65 năm qua; những thành tựu của ngành trong các lĩnh vực: nghiên cứu, điều tra cơ bản về địa chất và tài nguyên khoáng sản (TNKS), công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên khoáng sản và định hướng phát triển của ngành Địa chất để góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh, để tài nguyên địa chất và khoáng sản trở thành nguồn lực quan trọng nhằm phát triển KT-XH bền vững, đưa nước ta trở thành Quốc gia giàu mạnh, văn minh.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chúc mừng ngành Địa chất đón nhận phần thưởng cao quý của Nhà nước. Phó Thủ tướng đánh giá cao thành tựu của ngành 65 năm qua trong công tác nghiên cứu cơ bản về khoa học địa chất, đánh giá thăm dò TNKS, đặc biệt là kết quả điều tra, đánh giá tiềm năng khoáng sản những năm gần đây, góp phần quan trọng cho việc hoạch định chiến lược và xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế của đất nước. Công tác quản lý Nhà nước (QLNN) về tài nguyên khoáng sản được tăng cường và từng bước hoàn thiện; hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về địa chất – khoáng sản ngày càng hoàn chỉnh, năng lực của các cơ quan QLNN từ Trung ương đến địa phương được nâng cao, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của công tác quản lý trong thời hội nhập quôc tế. Đảng và Nhà nước mong muốn toàn ngành tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp của 65 năm qua, đoàn kết phấn đấu, sáng tạo, vượt qua mọi khó khăn thách thức, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, tìm được nhiều tài nguyên khoáng sản, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, xứng đáng với vinh dự và niềm tin của Đảng, Nhà nước và nhân dân.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân thay mặt Đảng, Chính phủ trao tặng Huân chương Sao vàng cho ngành Địa chất; Huân chương Lao động hạng nhất cho Cục ĐC&KS VN.
Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên phát biểu khẳng định: Vinh dự to lớn hôm nay cũng là trách nhiệm nặng nề của ngành Địa chất Việt Nam, của ngành TN&MT trong thời gian tới. Tôi tin tưởng rằng, dưới sự lãnh đạo của Nhà nước, CBCNV ngành Địa chất tiếp tục phát huy trí tuệ tập thể, nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức để cùng các cấp, các ngành thực hiện thành công công cuộc CNH-HĐH đất nước, đoàn kết, đồng lòng, nỗ lực thực hiện tốt một số nhiệm vụ cơ bản là: Ưu tiên nguồn lực để đẩy nhanh các nhiệm vụ điều tra địa chất khoáng sản đồng bộ, toàn diện và đi trước một bước để làm rõ tiềm năng các loại khoáng sản làm cơ sở cho quy hoạch sử dụng đất và khoáng sản lâu dài như: Lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản tỉ lệ 1:50.000 đạt 80-90% diện tích đất liền, diện tích biển, đới ven bờ sâu đến
30m nước, diện tích các đảo, tiếp tục điều tra đánh giá tiềm năng một số loại quan trọng, có chiến lược như: titan, bauxite, than, đất hiếm, urani, đá vôi, xi măng, sắt...Tăng cường năng lực và đổi mới thiết bị, công nghệ tiên tiến đáp ứng yêu cầu về độ sâu điều tra, đánh giá và độ chính xác trong phân tích mẫu địa chất, khoáng sản, tăng cường hợp tác quốc tế để tiếp nhân kỹ thuật, công nghệ tiên tiến trong điều tra cơ bản địa chất. Đầu tư cải tạo, mở rộng các mỏ khoáng sản đang hoạt động, cải tạo hoặc thay thế các cơ sở chế biến khoáng sản lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường, nâng cao chất lượng sản phẩm chế biến, than thiện với môi trường. Tập trung đầu tư thăm dò khai thác, chế biến và đầu tư mới một số dự án quy mô lớn nhằm thiết lập một số ngành mũi nhọn trong công nghiệp khai khoáng, trong đó lựa chọn để đầu tư bằng nguồn ngân sách nhà nước thực hiện thăm dò một số loại khoáng sản có ý nghĩa chiến lược để thực hiện đầu giá quyền thăm dò - khai thác khoáng sản,; hoàn thiện và xây dựng một số cụm công nghiệp khai thác - chế biến tập trung. Hoàn thiện bộ máy Tổng cục Địa chất và Khoáng sản để thực hiện tốt hơn nhiệm vụ điều tra cơ bản địa chất và QLNN về khoáng sản trong giai đoạn mới. Tiếp tục rà soát, sắp xếp hợp lý tổ chức các đơn vị thực hiện nhiệm vụ điều tra cơ bản địa chất, có trình độ chuyên môn cao, đủ năng lực, thiết bị hiện đại đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, điều tra, đánh giá khoáng sản ẩn sâu và khoáng sản tại các vùng biển đảo. Các Tập đoàn, TCT khai khoáng lớn cần đầu tư có trọng điểm nhằm tập trung vốn, công nghệ, thiết bị cho các dự án cần công nghệ, kỹ thuật tiên tiến. Rà soát, sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước tại các địa phương theo hướng hình thành một số doanh nghiệp có tiềm lực vốn, công nghệ để đầu tư thăm dò, khai thác, chế biến một số loại khoáng sản quy mô hợp lý, có ý nghĩa phát triển KT-XH của địa phương và khu vực. Có chiến lược và kế hoạch cụ thể để đào tạo lực lượng cán bộ có đủ trình độ, năng lực làm công tác QLNN về khoáng sản và làm công tác nghiên cứu, điều tra thăm dò địa chất khoáng sản; thực hiện chính sách hợp lý thu hút đội ngũ cán bộ KH-KT trẻ có đủ trình độ, năng lực làm việc cho ngành Địa chất và lĩnh vực QLNN về khoáng sản ở Trung ương và địa phương. Tập trung xây dựng để trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản (sửa đổi) ngay sau khi được Quốc hội khóa XII thông qua, tạo hành lang pháp lý cho công tác điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản và hoạt động khoáng sản. Nghiên cứu , đề xuất, hoàn thiện mô hình tổ chức cơ quan QLNN về khoáng sản từ Trung ương đến địa phương nhằm nâng cao vị thế, năng lực cơ quan QLNN về khoáng sản, đáp ứng yêu cầu thực thi pháp luật về khoáng sản, cải cách hành chính và quản lý thời kỳ kinh tế hội nhập.